Cách xử lý nước có độ PH cao - Hướng dẫn (CHI TIẾT)
Cách xử lý nước có độ pH cao rất quan trọng trong quá trình vận hành bể bơi. Nó không chỉ đảm bảo an toàn cho con người mà còn tránh sự ăn mòn đối với các thiết bị bể bơi. Vậy làm thế nào để cân bằng nồng độ pH trong nước. Mời các bạn cùng NHATRANGPOOL tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
PH là gì?
Trước khi tìm hiểu cách xử lý nước có độ pH cao, chúng ta cùng tìm hiểu pH là gì. Theo như Wikipedia, pH chính là chỉ số đo sự hoạt động của các ion hydro (H+) có trong dung dịch. Nếu như lượng ion H+ trong dung dịch nhiều, hoạt động mạnh hay hoạt động mạnh thì dung dịch đó có tính chất axit. Và ngược lại nếu như lượng ion H+ thấp hơn thì dung dịch đó mang tính bazo.
Đối với các trường hợp lượng hydro (H+) bằng với lượng hydroxit (OH-) thì dung dịch đó sẽ trung tính, độ pH lúc đó sẽ rơi vào khoảng 7.
Nói tóm lại độ pH chính là chỉ số để xác định một dung dịch hay nước có tính axit hay bazơ để từ đó có cách xử lý nước có độ pH cao hiệu quả.
Cách xử lý nước có độ PH cao – 3 cách xử lý hiệu quả
Để xử lý nước có độ pH cao cần sử dụng đến hóa chất, nếu bạn lo ngại bị dùng sai liều lượng do không đủ chuyên môn, bạn có thể thuê dịch vụ vệ sinh hồ bơi của các công ty uy tín và nhiều kinh nghiệm để đảm bảo nước được xử lý một cách an toàn nhất.
Sau đây là một số cách xử lý nước có độ pH cao đưa chỉ số về ngưỡng chuẩn mà có bạn thể dễ dàng áp dụng thực hiện:
1. Phương pháp trung hòa
Để làm giảm nồng độ pH có trong nước một cách đơn giản, dễ dàng thực hiện, bạn có thể trộn dung dịch có tính axit và kiềm. Sau đó có thể bổ sung thêm các tác nhân hóa học để đưa độ pH của nước về mức trung hòa.
Một số hóa chất được sử dụng phổ biến để làm giảm nồng độ pH có trong nước phải kể đến như: pH-, HCl 32%, phèn nhôm.
Phương pháp trung hòa
2. Phương pháp kết tủa
- Bản chất có phương pháp này chính là loại bỏ photpho và các ion kim loại nặng trong nước thải công nghiệp. Hóa chất hay được dùng là CO2-/3, OH-…
- Khi kết tủa, pH là nhân tố quan trọng, quyết định khả năng hòa than hay kết tủa của ion nước.
- Để tăng hiệu quả kết tủa, người ta thường thêm vào các hóa chất như trimercapto-s-triazone, Carbamate, diethythiocarbamate, muối trisodium.
3. Phương pháp truyền thống
- Bên cạnh các cách xử lý nước có độ pH cao trên bạn có thể sử dụng một số phương pháp truyền thống như sử dụng bơm định lượng cân bằng hóa chất hoặc điều chỉnh bằng máy nồng độ pH,…
- Cần xác định lượng soda hoặc hỗn hợp giữa soda và Hrypochlorite trên nồng độ pH thực tế với mức pH tiêu chuẩn. Ngoài ra cần cân đối giữa các tham số: Lưu lượng bơm, nồng độ pH, nồng độ dung dịch hóa chất để đảm bảo pH tăng vừa đủ.
- Ngoài ra bạn cũng có thể dùng Kali để tăng độ pH. Lưu ý là phải tính toán kỹ lưỡng để không làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sử dụng nước.
- Dùng máy tự điều chỉnh nồng độ pH theo giới hạn và mong muốn.
Bơm định lượng trong phương pháp truyền thống
Tại sao phải đo độ pH của nước?
Độ pH có trong nước hay dung dịch sẽ nằm trong khoảng từ 0-14, cụ thể:
- pH < 7: Nước có tính chất axit.
- pH = 7: Nước trung tính.
- pH > 7: Nước có tính kiềm.
Việc đo nồng độ pH có trong nước sẽ giúp chúng ta đánh giá được nguồn nước có làm ăn mòn đường ống cũng như các thiết bị bể bơi hay không? Đồng thời đánh giá được khả năng hòa tan kim loại như sắt, đồng… vào nước như thế nào và có cách xử lý nước có độ pH cao – thấp kịp thời, hiệu quả.
Bên cạnh đó việc duy trì nồng độ pH ở mức chuẩn sẽ khiến các hóa chất xử lý nước bể bơi hoạt động hiệu quả, đem lại nguồn nước trong sạch, đảm bảo.
- Đối với nguồn nước bể bơi, độ pH thích hợp giao động trong khoảng từ 7.2 – 7.6.
- Đối với nguồn nước sinh hoạt, độ pH thích hợp là từ 6 – 8.5.
Tại sao phải đo độ pH của nước
Xem thêm bài viết liên quan: Công thức tính pH – Cách tính pH của dung dịch [CHUẨN NHẤT]
Ảnh hưởng của độ pH tới sức khỏe con người
Đối với nguồn nước bể bơi, nếu như nồng độ pH quá thấp sẽ tạo nên môi trường lý tưởng để các vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh liên quan đến da, mắt và tóc.
Đối với nguồn nước sinh hoạt hằng ngày có nồng độ pH cao hơn sẽ xuất hiện các mùi lạ như xà bông gây cảm giác nhờn.
Bên cạnh đó nếu như bạn sử dụng nguồn nước này để nấu ăn sẽ khiến các chất hữu cơ trong thực phẩm bị giảm xuống. Thậm chí nó có thể gây nên các bệnh sỏi thận nếu như sử dụng lâu ngày.
Trên đây là cách xử lý nước có độ pH cao và một số thông tin liên quan đến pH. Mong rằng, nó sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức bổ ích để có thể xử lý nước hiệu quả. Quý khách cần tư vấn thêm về các phương pháp xử lý nước bể bơi vui lòng liên hệ với NHATRANGPOOL để được hỗ trợ.
Xem thêm các bài viết khác: