.

      Phèn sắt là gì? Sự khác biệt giữa phèn sắt amoni và phèn nhôm

      22/05/2023 09:28 UTC - Lượt xem: 6786

      Phèn sắt là gì? Đây là câu hỏi đang nhận được nhiều lượt quan tâm trong quá trình tư vấn hóa chất bể bơi của NHATRANGPOOL. Để giải đáp vấn đề này cũng như làm cho khách hàng hiểu rõ hơn về loại hóa chất này thì chúng tôi đã có bài chia sẻ dưới đây. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích nhé!

      https://nhatrangpool.com/wp-content/uploads/2023/05/phen-sat-la-gi.jpg

      Phèn sắt là gì?

      Phèn sắt là một muối kép của sắt III sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hay amoni. Khi tồn tại ở dạng tinh khiết, phèn sắt là tinh thể không màu, tuy nhiên thường thì chúng có màu tím và có vết mangan, tan trong nước. Quá trình điều chế chất này chính là kết tinh hỗn hợp sắt III sunfat với muối sunfat của kim loại kiềm hoặc amoni. Hóa chất này được ứng dụng rộng rãi trong quá trình xử lý làm sạch nước.

      Công thức phèn sắt là gì?

      Phèn sắt amoni có công thức hóa học như sau:

      • Phèn sắt III: Fe2(SO4)3.nH2O
      • Phèn sắt II: FeSO4.7H2O
      • Sắt III Clorua: FeCl3.nH2O

      Tính chất đặc trưng phổ biến của phèn sắt

      Sau khi tìm hiểu phèn sắt là gì, để có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về tính chất của loại hóa chất này thì mời bạn tham khảo những thông tin được chúng tôi tổng hợp dưới đây.

      1. Tính chất vật lý

      • Phèn sắt amoni khi tan trong nước sẽ tạo thành dung dịch có vị chua.
      • Không thể tan trong rượu.
      • Nước khi bị nhiễm sắt sẽ có mùi tanh và màu vàng. Khi giặt đồ sẽ gây ra tình trạng bị ố vàng quần áo.

      2. Tính chất hóa học

      tính chất phèn sắt

      Phèn sắt khi thủy phân sẽ tạo ra axit, vì vậy cần đủ độ kiềm để giữ pH không đổi.

      Fe3+ + 3H2O -> Fe(OH)3 + 3H+

      Tốc độ hòa tan trong nước của phèn sắt chậm hơn phèn nhôm.

      Tỷ trọng của Fe(OH)3 = 1,5 Al(OH)3, do vậy keo sắt khi tạo ra vẫn lắng được xuống khi trong nước có ít chất huyền phù.

      Lưu ý về cách bảo quản và sử dụng phèn sắt amoni

      Để hóa chất đảm bảo được chất lượng cũng như không bị biến đổi thì trong quá trình bảo quản cần lưu ý những điều sau đây:

      • Để phèn sắt amoni trong điều kiện khô ráo, thoáng mát, tránh đọ ẩm thấp và không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
      • Khi sử dụng thì cần trang bị đồ bảo họ bao gồm mắt kính, khẩu trang, áo dài tay, ủng, gang tay… Tránh tiếp xúc trực tiếp với phèn sắt để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
      • Đặc biệt không nên tái sử dụng các vật dụng chứa phèn sắt như bao bì, túi… Điều này khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng, gây ra nhiều bệnh.

      Ứng dụng thực tế của phèn sắt

      Với những tìm hiểu về phèn sắt là gì và nhiều đặc điểm trên thì chất này được ứng dụng rất nhiều trong đời sống ở các lĩnh vực khác nhau. Cụ thể:

      1. Trong công nghiệp xử lý nước thải

      phèn sắt trong xử lý nước thải

      Phèn sắt trong xử lý nước thải là chất rất được ưa chuộng và sử dụng khá phổ biến trong lĩnh vực này. Có thể kể đến như là ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt, xử lý nước thải công nghiệp, xử lý nước thải xi mạ hay xử lý nước thải sơn tĩnh điện,…bằng phương pháp loại bỏ phosphate, phương pháp keo tụ.

      2. Trong phòng thí nghiệm

      Phèn sắt amoni được dùng làm chất xúc tác cho phản ứng khử trùng Clo của các hợp chất thơm và phản ứng Friedel.

      3. Trong ngành xây dựng

      • Chống thấm: Phèn sắt amoni được sử dụng như một chất chống thấm trong xi măng, bê tông và các vật liệu xây dựng khác. Nó tạo ra một lớp bảo vệ trên bề mặt để ngăn nước thấm vào các khe hở và giúp tăng độ bền và độ cứng của vật liệu xây dựng.
      • Tạo màu sắc: Có thể được sử dụng như một chất tạo màu để tạo ra các sản phẩm gạch và đá xây dựng có màu nâu đỏ hoặc vàng.
      • Tẩy trắng bê tông: Được sử dụng để tẩy trắng bề mặt bê tông bị ô nhiễm hoặc bị lão hóa. Nó giúp loại bỏ các vết bẩn và tạo ra một bề mặt sạch và mới.

      4. Trong nông nghiệp

      phèn sắt trong nông nghiệp

      Trong nông nghiệp thì chất phèn sắt amoni được sử dụng chủ yếu là dùng để sản xuất phân bón, thức ăn cho gia súc, gia cầm. Ngoài ra, hóa chất này cũng được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu, điều trị một số bệnh thường gặp ở thực vật như thiếu sắt, lá úa hay vàng lá.

      5. Một số ứng dụng khác

      Phèn sắt amoni được sử dụng trong quá trình tinh chế vàng. Bên cạnh đó phèn sắt còn đóng vai trò giống như là một tiền chất để sản xuất ra một số hợp chất khác.

      Ngoài ra chất này cũng được sử dụng làm chất xúc tác cho phản ứng của ethylene tác dụng với clo tạo thành ethylene dichloride. Là chất quan trọng được sử dụng chủ yếu trong sản xuất công nghiệp của vinyl clorua monomer để làm cho PVC.

      Sự khác biệt giữa phèn nhôm và phèn sắt  là gì?

      Để có thể hiểu được phèn sắt và phèn nhôm có sự khác nhau như thế nào thì bạn có thể tham khảo bảng so sánh ở dưới đây của chúng tôi. Cụ thể như sau:

      Phèn nhôm Phèn sắt
      Ưu điểm
      • Muối nhôm chứa ít độc tố, sẵn có trên thị trường và giá thành khá rẻ.
      • Công nghệ keo tụ bằng phèn nhôm là công nghệ tương đối đơn giản và dễ kiểm soát, phổ biến rộng rãi.
      • Liều lượng phèn sắt (III) dùng để kết tủa chỉ bằng 1/3 – 1/2 liều lượng của phèn nhôm.
      • Phèn sắt ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường và giới hạn pH rộng
      Nhược điểm
      • Làm giảm đáng kể nồng độ pH trong nước, phải dùng đến NaOH để hiệu chỉnh lại để cân bằng độ pH dẫn đến chi phí sản xuất tăng.
      • Phải dùng thêm một số chất phụ gia để trợ kéo tụ và trợ lắng.
      • Khi cho quá liều lượng cần thiết thì hiện tượng keo tụ bị phá hủy khiến cho nước bị tình trạng đục trở lại.
      • Hàm lượng Al dư trong nước lớn hơn so với việc dùng chất keo tụ khác và có thể lớn hơn tiêu chuẩn với (0,2mg/lít).
      • Khả năng loại bỏ các chất hữu cơ tan và không tan cùng với các kim loại nặng thường bị hạn chế
      • Có thể ăn mòn đường ống mạnh hơn so với phèn nhôm

      Xem thêm bài viết liên quan: Phèn nhôm là gì? Tính chất – Ứng dụng trong công nghiệp

      Hiện nay, mọi người vẫn thường sử dụng phèn sắt, để có thể khắc phục được nhược điểm của hai loại chất này thì người ta thường kết hợp chúng lại với nhau theo tỉ lệ 1:1 hoặc là 2:1.

      Với những nội dung so sánh phèn nhôm và phèn sắt trên, hi vọng có thể giúp người dùng nắm rõ về ưu nhược điểm của sản phẩm để đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

      Hy vọng những thông tin được NHATRANGPOOL chia sẻ sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về phèn sắt là gì và các tính chất cũng như ứng dụng của chất trong đời sống. Nếu bạn đang có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước bể bơi hãy liên hệ với chúng tôi để được giá tốt nhất.

       




      Bài xem nhiều